QUẢN LÝ THƯ VIỆN THÔNG MINH BẰNG CÔNG NGHỆ RFID
Trong mô hình thư viện truyền thống, cả người quản lý và người dùng đều gặp nhiều khó khăn trong việc tra cứu tài liệu, quản lý trả mượn tài liệu. Người đọc thường mất nhiều thời gian vào việc tra cứu, đăng ký mượn/trả. Thư viện thì tốn nhiều nhân công cho việc quản lý, vận hành hệ thống. Từ đó, ứng dụng của RFID ra đời để giải quyết vấn đề này.
Ứng dụng mô hình RFID trong thư viện
- Công nghệ RFID đã được nhiều nơi trên thế giới áp dụng rộng rãi vào quản lý thư viện từ những năm 2000. Tuy nhiên giá thành thiết bị vật tư RFID lúc bấy giờ khá cao, đó cũng như một rào cản khiến cho nhiều người không thể tiếp cận được công nghệ này.
- Ngày nay, với sự phát triển của khoa học – công nghệ vượt bậc, giá thành của một hệ thống RFID đã không còn quá đắt đỏ so với trước. Điều này dẫn đến một làn sóng thông minh hóa thư viện RFID trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Ưu điểm
- Tính năng kiểm kê hàng loạt: khi nhân viên chỉ cần đi dọc theo hàng dãy kệ mà không cần phải nhấc xuống,đặt lên bất kỳ quyển sách nào.
- Tính năng lưu thông nhiều tài liệu cùng một lúc. Ví dụ: một chồng sách gồm 10 quyển, vài đĩa CD-ROM và băng video, chỉ cần một lần quét và nhấn nút duy nhất tại quầy lưu thông để thực hiện mượn/trả, điều này làm tăng tốc độ phục vụ mượn/trả gấp nhiều lần so với các công nghệ trước đây.
– Ngoài ra, RFID còn áp dụng các thiết bị tự phục vụ trong thư viện, giảm thiểu tối đa thời gian chết khi không phải chờ đợi, xếp hàng để mượn tài liệu:
- Kết hợp giữa chức năng an ninh và chức năng nhận dạng tài liệu.
- Mượn/Trả nhanh chóng cùng lúc nhiều tài liệu.
- Kiểm kê nhanh chóng.
- Hỗ trợ tối đa việc tự động hóa mượn/trả tài liệu.
- Không cần tiếp xúc trực tiếp với tài liệu.
- Độ bền của thẻ RFID cao.
- Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động:
- Tài liệu bổ sung vào thư viện sẽ được phân loại và dán nhãn (chip RFID) sau đó đưa đến trạm lập trình (1).
- Ở trạm lập trình, chip được nạp vào các thông tin cần thiết. Sau khi nạp xong, chip luôn ở trạng thái kích hoạt (activated) xong được chuyển đến kho sách (2).
- Có thể đăng kí mượn tài liệu bằng 2 cách:
- Cách 1: Mượn tài liệu ở trạm lưu thông (3). Thủ thư sẽ kiểm tra thông tin tài liệu trên chip RFID. Trạm sẽ nhận dạng thông tin và xác nhận cho mượn (check-out) bạn đọc có thể mang khỏi thư viện. Đồng thời chip RFID bỏ kích hoạt (de-activated) và tính năng chống trộm (EAS).
- Cách 2: Mượn tài liệu ở trạm tự mượn/ trả (5). Thường đặt ở đầu giá sách. Bạn đọc cần có thẻ ID (thẻ thư viện) (bao gồm thông tin họ tên, khoa, lớp…) để đăng ký mượn. Trạm sẽ tự động kiểm tra thông tin các tài liệu trên chip RFID và xác nhận cho mượn (check-out) với thông tin trên thẻ ID, đồng thời bỏ kích hoạt (de-activated) tính năng chống trộm. Sau khi hoàn thành bạn sẽ nhận được một biên lai ghi thông tin về việc mượn tài liệu và có thể mang tài liệu ra khỏi thư viện.
- Khi hoàn tất thủ tục mượn tài liệu. Bạn đọc ra ngoài cổng an ninh (4) sẽ không báo động. Ngược lại nếu chưa đúng thủ tục hoặc lấy trộm tài liệu, cổng sẽ báo động bằng đèn và còi.
- Có thể trả tài liệu bằng 3 cách:
- Cách 1: Trả tại trạm lưu thông (3): Thủ thư sẽ nhận tài liệu sau đó kiểm tra thông tin trên trạm lưu thông. Nếu nhận dạng đúng thông tin nó sẽ tự động thêm vào danh sách có thể cho mượn (check-in) đồng thời kích hoạt chống trộm.
- Cách 2: Trả tại các trạm tự mượn/trả (5). Trạm tự động kiểm tra thông tin tài liệu trên chip RFID. Nếu đúng của thư viện nó sẽ nhận lại tài liệu (check-in) và kích hoạt chống trộm.
- Cách 3: Trả tại giá sách thông minh hoặc hệ thống trả sách 24h phân loại tự động (6). Các thiết bị sẽ tự động kiểm tra thông tin như cách 2.
- Ngoài ra, tài liệu sẽ tự động phân loại và đợi thủ thư xếp lên giá.
-
- Tại kho (2) nhân viên thư viện sẽ sử dụng thiết bị kiểm kê cầm tay để tìm kiếm, sắp xếp lại tài liệu.